Chỉ số DAR là gì? Vai trò của DAR trong đầu tư chứng khoán

Chỉ số DAR đóng vai trò vô cùng quan trọng với cả người quản lý doanh nghiệp và nhà đầu tư. Vì chỉ cần nhìn chỉ số này, nhà quản lý hay trader đều có thể biết được doanh nghiệp có đang vay nợ quá nhiều không? Có được quản lý tốt nợ của họ hay không? 

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chỉ số DAR là gì? Và DAR bao nhiêu là tốt? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về điều này, thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của x.brand.net.

Chỉ số DAR là gì?

Để đảm bảo doanh nghiệp luôn phát triển tốt, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải kiểm soát các hệ số tài chính. Một trong số đó phải nhắc đến hệ số nợ. Đối với nhà đầu tư chứng khoán, khi xem xét các giá trị của một loại cổ phiếu hay trái phiếu nào? Đa số họ đều xem xét đến chỉ số DAR.

Chỉ số DAR là gì?

Chỉ số DAR là gì?

Vậy chỉ số DAR là gì? Chỉ số DAR hay còn được biết đến với tên gọi là tỷ số nợ trên tổng tài sản. Tỷ số nợ D/A hay tỷ số nợ trên tài sản hoặc tỷ lệ nợ trên tài sản. Hệ số này giúp nhà đầu tư có thể đo lường được năng lực quản lý nợ cũng như sử dụng đòn bẩy tài chính của một doanh nghiệp.

Hệ số nợ trên tổng tài sản là một loại tỷ lệ đòn bẩy tài chính để đo lường năng lực của doanh nghiệp. Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho phép trader so sánh mức đòn bẩy được sử dụng giữa các công ty khác nhau.

Tỷ lệ này càng cao thì công ty đó có mức độ đòn bẩy càng cao, dĩ nhiên độ rủi ro tài chính cũng vì thế mà cao hơn. Tỷ số nợ trên tài sản là một tỷ lệ để phân tích bảng cân đối kế toán của một công ty. Để có thể tính được chỉ số này, bạn có thể lấy thông tin trong bảng cân đối kế toán, cụ thể là ở mục tài sản và nợ.

Thông qua chỉ số DAR nhà đầu tư có thể biết được những gì?

Trong lĩnh vực chứng khoán, chỉ số DAR phản ánh doanh nghiệp có bao nhiêu % lượng tài sản là từ đi vay. Theo đó, trader có thể biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp đó. Thực tế, có 2 trường hợp xảy ra là DAR quá thấp hoặc quá cao.

Để biết chỉ số này cao hay thấp, bạn cần phải so sánh với tỷ số nợ bình quân của toàn ngành. Cụ thể:

Thông qua chỉ số DAR nhà đầu tư có thể biết được những gì?

Thông qua chỉ số DAR nhà đầu tư có thể biết được những gì?

Chỉ số DAR quá thấp

Điều này cho biết, doanh nghiệp đi vay ít. Cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó có thể tự chủ tài chính cao. Song nếu DAR nhỏ quá mức cũng phản ánh rằng công ty chưa biết khai thác tốt đòn bẩy tài chính. Đồng thời, chưa biết huy động vốn từ nguồn đi vay. Nếu tỷ số DAR càng thấp thì các chủ nợ sẽ được bảo vệ an toàn trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản hay thanh lý tài sản.

Tỷ lệ DAR quá cao

Nếu tỷ lệ nợ quá cao, cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không có đủ thực lực tài chính. Tiền của doanh nghiệp đó chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Việc đi vay nhiều sẽ khiến cho mức độ rủi ro cao hơn, nhưng với các cổ đông thì đây có thể là cơ hội gia tăng lợi nhuận trong đầu tư.

Vì thế, tính toán chỉ số DAR giữ vai trò rất quan trọng với các trader. Nhất là với những người tham gia mua bán trái phiếu. Bởi chỉ số này đánh giá việc tổ chức phát hành trái phiếu có đủ khả năng trả lãi vay khi trái phiếu đáo hạn không?

Do đó, khi tham gia đầu tư trái phiếu bạn cần phải theo dõi sát sao chỉ số DAR của tổ chức phát hành. Bao gồm cả trong quá khứ và thời điểm hiện tại để có thể quyết định kịp thời và hợp lý.

Vai trò của DAR trong đầu tư chứng khoán

Đối với thị trường chứng khoán, chỉ số DAR có thể giúp đánh giá công ty phát hành trái phiếu. Có đủ khả năng thanh toán khi trái phiếu khi tới hạn không? Từ hệ số nợ trên tổng tài sản có thể thấy được phần trăm tài sản hình thành bằng nguồn vốn vay thay vì vốn chủ sở hữu.

Vai trò của DAR trong đầu tư chứng khoán

Vai trò của DAR trong đầu tư chứng khoán

Đối với nhà đầu tư thì tỷ lệ DAR được dùng để đánh giá doanh nghiệp. Xem họ có đủ để trả các nghĩa vụ nợ trong hiện tại hay không? Cũng như xem xét công ty có trả lại được số tiền đầu tư của họ không?

Doanh nghiệp có hệ số DAR cao, có nghĩa là tình trạng khá khả quan. Còn nếu tỷ số thấp thì có thể doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao hay doanh nghiệp ít vay vốn để sản xuất, kinh doanh. Điều này cũng có nghĩa là tiềm năng phát triển không cao.

Hạn chế và rủi ro của chỉ số DAR

Mặc dù tỷ số nợ D/A là chỉ số quan trọng để đánh giá tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên quá tin tưởng, chỉ sử dụng duy nhất một chỉ số để đánh giá mà cần kết hợp đan xen với nhiều chỉ số khác. Cũng như bất cứ chỉ số nào khác, DAR cũng có những hạn chế nhất định. Điển hình như:

Hạn chế và rủi ro của chỉ số DAR

Hạn chế và rủi ro của chỉ số DAR

  • Bạn cần gộp toàn bộ tài sản vô hình và hữu hình lại với nhau để tính chỉ số DAR. Vì thế, rất khó biết được chất lượng của tài sản của doanh nghiệp.
  • Bên cạnh đó, bạn cần tính toán các chỉ số này theo các mốc thời gian khác nhau. Xem doanh nghiệp có cải thiện chỉ số này hay không hay ngày càng chuyển biến sâu.
  • Nếu như DAR tăng cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang không có sẵn tiền hoặc không trả hết nợ được. Do kinh doanh kém, có dấu hiệu phá sản trong tương lai.

Công thức tính chỉ số DAR

Chỉ số DAR của doanh nghiệp được tính bằng %. Cách tính cụ thể cũng khá đơn giản, chỉ cần lấy tổng nợ chia cho giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp trong cùng một khoảng thời gian nhất định.

Trong đó, tổng nợ của doanh nghiệp bao gồm cả các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Mọi số liệu tính toán đều có thể dễ dàng lấy từ bảng cân đối kế toán của công ty. 

Cụ thể, công thức tính chỉ số DAR như sau: 

Hệ số nợ = (Tổng nợ / Tổng tài sản) x 100

Trong đó:

  • Tổng nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn.
  • Tổng tài sản = Tổng giá trị của tất cả tài sản được tìm thấy trên bảng cân đối kế toán của công ty.

Theo đó, nếu tỷ lệ nợ trên tài sản lớn hơn một cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó nhiều nợ hơn tài sản. Còn nếu nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp đó có nhiều tài sản hơn nợ. Một công ty có tỷ lệ tổng tài sản cao có mức độ đòn bẩy tương đối cao. Dĩ nhiên, rất có thể nó còn thiếu linh hoạt trong tài chính của một doanh nghiệp.

Chỉ số DAR bao nhiêu là tốt?

Từ thực tế cho thấy, chỉ số DAR của một công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Cụ thể:

Chỉ số DAR bao nhiêu là tốt?

Chỉ số DAR bao nhiêu là tốt?

  • Quy mô doanh nghiệp.
  • Loại hình doanh nghiệp.
  • Lĩnh vực doanh nghiệp đang kinh doanh.
  • Mục đích vay.

Theo đó, để kiểm soát chỉ số DAR không phải là chuyện dễ. Tuy nhiên, các nhà quản lý nên kiểm soát DAR ở mức độ 60/40, có nghĩa là có đến 60 % là số vốn vay và 40% là số vốn có sẵn của doanh nghiệp.

Vậy hệ số nợ bao nhiêu là tốt? Thường thường tỷ lệ DAR ở mức độ 60/40 được coi là mức chấp nhận được. Đồng nghĩa với việc vốn vay của doanh nghiệp chiếm 60% trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

Top 6 nhóm chỉ số tài chính quan trọng khác bạn cần biết trong đầu tư chứng khoán

Trên thị trường chứng khoán hiện nay có 6 nhóm chỉ số bạn cần biết đó là:

Top 6 nhóm chỉ số tài chính quan trọng khác bạn cần biết trong đầu tư chứng khoán

Top 6 nhóm chỉ số tài chính quan trọng khác bạn cần biết trong đầu tư chứng khoán

  • Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán: Đây là nhóm kiểm tra khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của một công ty. Thông thường, một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.
  •  Nhóm chỉ số giá thị trường: Nhóm chỉ số này phản ánh giá trị thị trường của từng loại cổ phiếu.
  • Nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn: Đây là chỉ số cho bạn biết được tính cân đối trong cơ cấu nguồn vốn, tính cân đối trong đầu tư của một doanh nghiệp.
  • Nhóm chỉ số hiệu suất hoạt động: Nhóm chỉ số này được dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của một công ty.
  • Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động: Nhóm chỉ số này được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của nguồn vốn.
  • Nhóm chỉ số phân phối lợi nhuận: Thông qua nhóm chỉ số này, bạn có thể  đánh giá được mức độ phân phối lợi nhuận. So với thu nhập mà doanh nghiệp đã tạo ra cho các cổ đông của mình.

Việc nắm bắt được ý nghĩa cũng như áp dụng tốt nhất các nhóm chỉ số tài chính. Sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả đầu tư hơn.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về chỉ số DAR là gì? DAR bao nhiêu là tốt? Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu được các chỉ số quan trọng trong đầu tư tài chính. Từ đó, đưa ra được các phán đoán về tình hình tài chính của một doanh nghiệp nào đó. Sau đó, đưa ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp, công ty đó hay không. Chúc bạn thành công và đưa ra quyết định đúng đắn trong việc đầu tư tài chính. 

x-brand.net

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các giao dịch ngoại hối, chứng khoán cổ phiếu luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Bạn chỉ nên bắt đầu giao dịch nếu bạn nhận thức được và chấp nhận rủi ro này. Thông tin trình bày trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi  không khuyến khích hay kêu gọi đầu tư. 

© 2022 by x-brand.net