Ngành kiến trúc là gì? Cơ hội việc làm ngành này ra sao? Là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm trong thời gian gần đây. Đặc biệt, là các bạn đang lựa chọn ngành học cho tương lai của mình trong tương lai. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi để học tốt và thành công trong bất cứ ngành nghề nào. Điều đầu tiên bạn cần biết đó là hiểu rõ về ngành học đó là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?
Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về điều này, thì đừng bỏ qua bài viết ngắn dưới đây của x.brand.net. Để có được định hướng cho tương lai bạn nhé.
Ngành kiến trúc là gì?
Nói một cách dễ hiểu thì ngành kiến trúc là một ngành đặc thù của hai ngành là nghệ thuật và kỹ thuật. Chúng liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế và các công trình kiến trúc.

Ngành kiến trúc là gì?
Công việc chính của một kiến trúc sư là thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc của một công trình . Đồng thời, cung cấp những giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các lĩnh vực này đều được xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về nơi ở, nơi vui chơi, làm việc… của con người.
Khi theo học ngành kiến trúc, các sinh viên được trang bị những kiến thức, kỹ năng về kiến trúc mỹ thuật. Điển hình như: Công tác quy hoạch, thiết kế đô thị, khả năng lĩnh hội nghệ thuật kiến trúc, phương pháp sáng tạo…
Học ngành kiến trúc ra làm gì?
Sinh viên học chuyên ngành kiến trúc, sau khi tốt nghiệp, được cấp bằng sẽ được đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau. Đồng thời, được làm việc tại các doanh nghiệp tư vấn thiết kế hoặc các công ty xây dựng. Công ty bất động sản và những văn phòng dự án đầu tư xây dựng.
Công việc và nhiệm vụ chính của các kỹ sư ngành kiến trúc bao gồm:

Học ngành kiến trúc ra làm gì?
- Thực hiện việc thiết kế và triển khai các công trình kiến trúc, thiết kế nội thất, thiết kế cảnh quan. Cũng như thiết kế nhà ở, thiết kế các dự án trong và ngoài nước.
- Đồng thời, thực hiện việc giám sát và kiểm tra tất cả những chất lượng công trình thi công. Đảm bảo thực hiện đúng với thiết kế của mình.
- Thực hiện quản lý và giám sát các dự án và công trình ở nhiều cấp độ khác nhau.
- Giữ vai trò là người liên kết và thành lập các công ty thiết kế. Hoặc các văn phòng thiết kế để tham gia nhận công trình dễ dàng nhất.
- Sau cùng là có thể tham gia giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực kiến trúc tại những cơ sở đào tạo.
Theo học ngành kiến trúc cần có những môn năng khiếu gì?
Nếu bạn đã chọn ngành kiến trúc để trở thành kỹ sư tương lai. Bạn cần chuẩn bị cho mình một số năng khiếu như: Thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, kiến trúc, giáo dục thể chất, giáo dục mầm non. Hiện nay, chuyên ngành được xét tuyển dựa theo 6 phương thức, cụ thể:

Theo học ngành kiến trúc cần có những môn năng khiếu gì?
- Xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2023.
- Xét theo kết quả học bạ THPT.
- Xét theo kết quả của kỳ thi đánh giá năng Lực của trường đại học (nếu có).
- Xét kết quả kỳ thi Scholastic Assessment Test – SAT.
- Tuyển thẳng.
- Xét kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG.
Đối với ngành kiến trúc, sẽ được xét tuyển theo 4 tổ hợp. Bao gồm:
- A00: Toán, Lý, Hóa.
- D01: Toán, Văn, Tiếng Anh.
- V00: Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật.
- V01: Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật.
Đối với những bạn đăng ký xét tuyển bằng tổ hợp A00 và D01 không cần phải tham gia kỳ thi năng khiếu. Từ đó, mở ra cơ hội cho những bạn thực sự có đam mê với ngành kiến trúc. Nhưng chưa có nền tảng mỹ thuật. Còn với những bạn đăng ký theo hai tổ hợp môn V00 và V01 sẽ tham gia thi năng khiếu do trường đại học tổ chức, dự thi môn vẽ mỹ thuật.
Sinh viên ngành kiến trúc học những môn học gì?
Cũng như những ngành học kỹ thuật khác, sinh viên ngành kiến trúc được học những môn học từ cơ bản đến nâng cao. Từ từ đi sâu vào chuyên môn, kiến thức thực tế giúp sinh viên nắm bắt được quy trình làm việc chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn được tham gia thực tế từ việc học vẽ ngoại cảnh, điêu khắc cho đến khảo sát những công trình thực tế. Ngoài ra, còn có những chương trình chuyên đề có tính đặc thù giúp cho sự phát triển tư duy, kỹ năng của sinh viên. Từ đó, giúp cho sinh viên có được cảm nhận rõ nét nhất về nghệ thuật, về cái đẹp, về tư duy phản biện và sáng tác kiến trúc.

Sinh viên ngành kiến trúc học những môn học gì?
Các môn học cơ bản
- Cơ sở diễn hoạ kiến trúc.
- Kiến trúc nhập môn.
- Hình học họa hình.
- Bố cục tạo hình.
- Mỹ thuật.
- 20 tín chỉ Tiếng Anh.
Các khối kiến thức chuyên ngành
Sau khi học xong các môn học cơ bản, sinh viên ngành kiến trúc sẽ được đào tạo những môn học chuyên ngành. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn ngay cả khi mới ra trường. Cụ thể các môn học chuyên ngành bao gồm:
- Nguyên lý thiết kế nhà ở – công cộng.
- Khảo cứu công trình kiến trúc cổ.
- Cấu tạo kiến trúc.
- Kỹ thuật thi công.
- Tin học chuyên ngành ứng dụng: Revit, Autocad, Sketchup, 3d Max, ….
- 3 đồ án thiết kế nhanh..
- 2 đồ án nhà ở
- 4 đồ án nhà công cộng.
- 1 đồ án thiết kế đô thị.
- Đồ án tiền tốt nghiệp.
- Đồ án tốt nghiệp.
Các khối kiến thức kỹ năng
Đặc thù của ngành kiến trúc là ngoài việc trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn. Bạn cần phải học và trang bị cho mình những kỹ năng cần có của ngành. Điển hình như:
- Kỹ năng diễn hoạ.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo.
- Kỹ năng tư duy phản biện.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được làm quen với mô hình. Cách làm mô hình xuyên suốt tất cả các bài đồ án. Cũng như được thỏa sức sáng tạo và nhiều vật liệu tùy chọn khác. Theo đó, các sinh viên ngành kiến trúc có thể thoải mái thể hiện sở thích, niềm đam mê và ý tưởng của mình.
Nên học ở trường đại học nào tại Việt Nam?
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào về ngành kiến trúc. Câu hỏi đặt ra lúc này chính là, nên học ở trường nào? Để có thể đặt niềm tin. Dưới đây là danh sách một số trường có đào tạo ngành kiến trúc, bạn có thể tham khảo và lựa chọn.

Nên học ở trường đại học nào tại Việt Nam?
- Đại học Kiến trúc Hà Nội.
- Đại học Xây Dựng Hà Nội.
- Đại học Kiến trúc TP.HCM.
- Đại học Khoa học – Đại học Huế.
- Đại học Văn Lang.
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
- Đại Học FPT.
- Đại Học Bách khoa TP.HCM.
- Đại học Duy Tân.
- Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng.
Ở những trường đại học trên, ngoài ngành kiến trúc bạn có thể tham khảo thêm về một số ngành kỹ sư khác. Hiện tại, có rất nhiều doanh nghiệp tuyển kỹ sư cầu đường với nhiều yêu cầu công việc và nhiều mức lương khác nhau. Do đó. nếu bạn có nhu cầu hãy cân nhắc công việc và sự lựa chọn của mình cho ngành học hoặc việc làm phù hợp nhất.
Cơ hội việc làm và mức lương ngành kiến trúc hiện nay ra sao?
Mức lương dành cho những kiến trúc sư
Thực tế, có rất nhiều người đã và đang hoạt động trong ngành. Việc học kiến trúc có phần khó và vất vả, có tính cạnh tranh rất cao mới có thể thi đỗ vào được. Nhưng khi ra trường, thu nhập lại không được như ý muốn. Cụ thể:

Cơ hội việc làm và mức lương ngành kiến trúc hiện nay ra sao?
- Mức lương của một kiến trúc sư đang trong khoảng từ 10 triệu đến 16 triệu/ tháng. Với các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm sẽ được trả mức lương cao hơn là 25 triệu đến 35 triệu / tháng.
- Mức lương dành cho họa viên kiến trúc là khoảng 8 triệu đến 13 triệu đồng/ tháng. Người có kinh nghiệm là hơn 22 triệu đồng/ tháng.
Theo đó, khi so với những nghề nghiệp khác thì đây không phải là mức lương quá thấp. Song với công sức học và thực hành, sự cạnh tranh khi xin việc thì bạn có thể thấy được rằng, nó chưa thực sự thỏa đáng.
Cơ hội việc làm dành cho ngành kiến trúc ra sao?
Dưới cái nhìn của những chuyên gia trong ngành kiến trúc thì ở nước ta luôn có nhu cầu tuyển dụng kiến trúc sư. Vẫn còn thiếu rất nhiều nhân lực nhưng nhân lực chất lượng cao. Nói một cách dễ hiểu thì điều mà thị trường cần hiện này là những người làm kiến trúc cho phong cách riêng. Có tính đột phá.
Nếu bạn có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc, thì tiền lương mà bạn nhận được là không giới hạn, tiền đồ rộng mở. Ngược lại, nếu chuyên môn và kinh nghiệm của bạn chỉ thuộc tầm “trung”. Chuyên thiết kế những công trình dân dụng, cảnh quan chưa tạo được dấu ấn riêng. Thì rất khó để vươn lên.
Lời kết
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết, chắc hẳn bạn đã biết ngành kiến trúc là gì? Những môn học, nên học ở đâu? Mức lương của những kiến trúc sư hiện nay ra sao. Hy vọng bài viết đã giúp cho các em, phụ huynh đang có nhu cầu tìm hiểu về ngành học có được thông tin hữu ích. Cũng như có được đáp án cho câu hỏi liên quan đến ngành. Chúc các em thành công và vững bước trên con đường tương lai.