Ngành kỹ thuật mỏ đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, nhưng không có nhiều người thật sự hiểu rõ về ngành này. Kỹ thuật mỏ vốn dĩ là một nghề khô khan, bản chất công việc cũng khá vất vả nhưng cũng đầy vinh quang. Ngành kỹ thuật mỏ đã và đang góp một phần rất lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Vậy học ngành kỹ thuật mỏ có khó không? Ra trường sẽ làm gì? Mức lương nhận được có cao không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết ngắn dưới đây.
Tổng quan chung về chuyên ngành kỹ thuật mỏ
Hiện tại, ngành kỹ thuật khai thác mỏ không còn xa lạ ở nước ta. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nhiều người thực sự hiểu rõ về ngành học này. Từ trước đến nay, ngành kỹ thuật mỏ giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng. Cũng như phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy học ngành kỹ thuật có vẻ rất khô khan nhưng nó đã và đang mang lại rất nhiều vinh quang cho các kỹ sư mỏ.

Ngành kỹ thuật mỏ là gì?
Ngành kỹ thuật mỏ là gì?
Ngành kỹ thuật mỏ có tên tiếng Anh là Mining Engineering – Một tổ hợp đa ngành kỹ thuật-công nghệ liên quan đến công tác xây dựng mỏ, khai thác mỏ. Chế biến khoáng sản phục vụ cho nền kinh tế như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải…
Ngành kỹ thuật mỏ được ra đời với mục đích chính là phục vụ cho hoạt động khai thác mỏ. Từ hoạt động khai thác khoáng sản, các vật liệu địa chất đến từ lòng đất. Như: Sắt, đồng, urani, kim cương, đá vôi, than… Hiểu một cách đơn giản thì khai thác mỏ bao gồm việc khai thác nguồn tài nguyên không tái tạo. Điển hình như: Dầu mỏ, khí thiên nhiên và rất có thể bao gồm cả nước.
Khi các sinh viên theo học chuyên ngành kỹ thuật mỏ, họ sẽ được đào tạo những kiến thức ngành đó. Bao gồm: Kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành để khảo sát, phân tích, thiết kế. Cùng với đó là việc mô phỏng các giải pháp hệ thống sản phẩm kỹ thuật mỏ. Ngoài ra, khả năng ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong hoạt động khoa học kỹ thuật mỏ. Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh.
Mục tiêu đào tạo của ngành kỹ thuật mỏ
Khi tham gia theo học chương trình đào tạo chuyên ngành kỹ thuật này. Sinh viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức và phương pháp để tiến hành khai thác các mỏ khoáng sản. Cũng như được bồi dưỡng như một kỹ sư có năng lực chuyên môn. Để tham gia vào công tác thiết kế, xây dựng kỹ thuật an toàn mỏ, vận hành, quản lý quá trình khai thác…
Ngành kỹ thuật mỏ xét tuyển các khối thi nào?
Cũng như những ngành kỹ thuật khác, ngành kỹ thuật mỏ tuyển sinh theo hình thức xét tuyển. Với 5 khối thi bao gồm:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học.
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh.
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý.
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh.
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh.
Điểm chuẩn để đỗ vào ngành kỹ thuật mỏ và các trường đào tạo là bao nhiêu?
Hiện tại, điểm chuẩn ngành kỹ thuật mỏ xét vào các trường đại học ở mức 15 điểm. Điểm này xét theo điểm số của kỳ thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia. Tính đến thời điểm hiện tại, ở nước ta có các trường sau đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể:

Điểm chuẩn để đỗ vào ngành kỹ thuật mỏ và các trường đào tạo là bao nhiêu?
- Đại học Mỏ – Địa chất.
- Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
- Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST).
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT).
- Đại học Mỏ – Địa chất (Hà Nội).
- Đại học Công nghiệp Hà Nội (HUI).
- Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh (HUFI).
Các trường đại học trên hiện nay đều có chương trình đào tạo bằng cử nhân và thạc sĩ trong ngành kỹ thuật mỏ. Vì thế, nếu bạn đang có nhu cầu và cần tìm hiểu chi tiết hơn về ngành học này, có thể liên hệ đến các trường trên để được tư vấn bạn nhé.
Tố chất cần có để theo học ngành kỹ thuật mỏ
Để trở thành một kỹ sư kỹ thuật mỏ trong tương lai, bạn cần đáp ứng được một số tiêu chí như:
- Đam mê và yêu thích với nghề kỹ thuật mỏ.
- Có một sức khỏe tốt, thích nghi với môi trường làm việc đặc thù.
- Kèm theo đó là khả năng làm việc tập thể, nhóm tốt.
- Có thể nắm bắt, giải quyết vấn đề một cách logic, khoa học.
- Có tính kỷ luật, nghiêm túc, cẩn thận trong quá trình học tập và làm việc.
- Nắm bắt kiến thức về khoa học công nghệ.
- Thành thạo ngoại ngữ và tin học.
- Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác.
- Có thể tự nghiên cứu, tiếp thu tốt.
- Tư duy sáng tạo, linh hoạt.
Học ngành kỹ thuật mỏ cần học giỏi môn gì?
Để quá trình học tập chuyên ngành này được diễn ra thuận lợi. Trước tiên bạn cần trang bị và trau dồi ít nhất 3 môn học, bao gồm: Toán, vật lý, tiếng Anh. Bởi:

Học ngành kỹ thuật mỏ cần học giỏi môn gì?
- Môn toán: Toán luôn đóng vai trò chủ đạo ở khối ngành kỹ thuật. Nó giúp cho các sinh viên có khả năng tư duy logic, thiết kế các sơ đồ, bản đồ trong quá trình học tập. Đồng thời, có thể xử lý các vấn đề một cách nhanh gọn, dứt khoát.
- Tiếng Anh: Đây là môn học giúp cho sinh viên có thể phát huy được tối đa khả năng học tập. Nghiên cứu một số các đồ án nước ngoài mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
- Vật lý: Đây cũng là một trong những điểm mạnh đối với những ai đam mê và thật sự yêu thích ngành kỹ thuật mỏ. Sinh viên sẽ không còn phải bỡ ngỡ khi lần đầu tiên tiếp xúc với các môn học như: Máy thủy khí, cơ học máy, sức bền vật liệu và thủy lực đại cương…
Học ngành kỹ thuật mỏ ra trường sẽ làm gì?
Sau khi tốt nghiệp sẽ có rất nhiều vị trí dành cho kỹ sư ngành kỹ thuật mỏ. Một trong những vị trí đó phải kể đến:
- Bạn có thể trở thành giảng viên, giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về Kỹ thuật mỏ.
- Hoặc đảm nhiệm chức vụ cán bộ quản lý cấp phân xưởng, các phòng ban, giám đốc điều hành mỏ.
- Làm kỹ sư kinh tế, quản trị doanh nghiệp mỏ.
- Trở thành chuyên viên trong hội đồng thẩm định, đánh giá, nghiệm thu công trình mỏ.
- Cũng có thể trở thành chuyên viên tại đơn vị tư vấn thiết kế mỏ. Cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản của Trung ương, địa phương…
- Kỹ sư khai thác mỏ lộ thiên.
- Kỹ sư khai thác hầm lò.
- Kỹ sư xây dựng mỏ.
- Kỹ sư tuyển khoáng.
- Kỹ sư máy và thiết bị mỏ.
- Kỹ sư điện khí hóa xí nghiệp mỏ, dầu khí.
- Kỹ sư tự động hóa xí nghiệp mỏ, dầu khí.
- Kỹ sư khoan – khai thác dầu khí.
Ngành kỹ thuật mỏ triển vọng mới của ngành kinh tế Việt Nam
Nước ta được đánh giá là đất nước có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú và đa dạng. Đặc biệt là có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, các mỏ khoáng sản trải dài trên mảnh đất hình chữ S.

Ngành kỹ thuật mỏ triển vọng mới của ngành kinh tế Việt Nam
Thế nhưng, hiện nay có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản vẫn chưa được khai thác một cách hợp lý. Điều này gây ra những tổn thất về kinh tế vô cùng nghiêm trọng. Vì thế chúng ta rất cần đến sự góp sức của các kỹ sư có kiến thức chuyên ngành. Cũng như kỹ năng chuyên môn thuộc lĩnh vực kỹ thuật khai thác mỏ để đề xuất các phương pháp tối ưu. Nhằm phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước. Do đó, chúng ta có thể nhận ra rằng triển vọng phát triển ngành kỹ thuật khai thác mỏ là hoàn toàn triển vọng.
Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật mỏ là bao nhiêu?
Ở nước ta, mức lương trung bình dành cho các kỹ sư ngành kỹ thuật mỏ dao động trong khoảng từ 12 triệu đồng đến 20 triệu đồng/ tháng. Mức lương này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ khả năng chuyên môn, kinh nghiệm là nghề và một số vấn đề liên quan.

Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật mỏ là bao nhiêu?
Dĩ nhiên, mức lương này cũng được đánh giá là khá cao so với mức lương của nhiều nghề nghiệp khác. Ngoài mức lương cố định kể trên, công việc thực địa, tìm hiểu địa hình cho phép các kỹ sư mỏ sẽ nhận được nhiều hơn.
Đồng thời, được trải nghiệm và tiếp xúc với các nền văn hóa, có cơ hội học tập, nâng cao trình độ ở các quốc gia ngành công nghiệp dầu khí phát triển. Như: Úc, Mỹ,… cũng là một trong những điểm cộng khi nhắc đến ngành kỹ thuật mỏ.
Lời kết
Nhìn chung, ngành kỹ thuật mỏ là một trong số các tổ hợp đa ngành kỹ thuật – công nghệ. Ngành kỹ thuật này liên quan trực tiếp đến khai thác mỏ bằng quá trình sử dụng hệ thống thiết bị cơ giới hóa tiên tiến hiện đại. Năng suất cao nhằm thu hồi tài nguyên khoáng sản có ích phục vụ cho nền kinh tế quốc dân như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng…
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng. Ngành kỹ thuật mỏ là đầu mối của mọi ngành công nghiệp. Ngành kỹ thuật mỏ đã và đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hiện tại, nước ta là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng với tiềm năng khai thác lớn.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về ngành kỹ thuật này. Từ đó, an tâm, tự tin hơn khi theo học ngành kỹ thuật mỏ. Chúc bạn thành công.