Ngành Kỹ thuật tàu thủy là gì? Ra trường làm gì? Mức lương ra sao?

Bạn chưa xác định được nên học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hoặc bạn đang hướng đến các ngành kỹ thuật tàu thủy. Song không biết minh có đủ điều kiện để bước chân vào ngành học này không? Cơ hội việc làm và mức lương của ngành này ra sao? … Nắm bắt được điều này, bài viết ngắn dưới đây x.brand.net sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết về ngành kỹ thuật tàu thủy. Hy vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này. Cùng theo dõi bạn nhé.

Ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?

Ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?

Ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?

Nói một cách dễ hiểu thì ngành kỹ thuật tàu thủy là ngành giao thoa của kỹ thuật và công nghệ. Chuyên thực hiện phân tích, thiết kế và xây dựng tàu thủy và công trình nổi.

Mục tiêu đào tạo của ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?

Hiện tại,m ngành này được chia làm hai mục tiêu là: Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Mỗi mục tiêu lại có những đặc điểm và yêu cầu riêng, cụ thể:

Mục tiêu chung

Mục tiêu đào tạo của ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?

Mục tiêu đào tạo của ngành kỹ thuật tàu thủy là gì?

Đào tạo kỹ sư ngành kỹ thuật tàu thủy có đủ kiến thức lý thuyết cơ bản và kiến thức thực tế về lĩnh vực thiết kế tàu thủy và công trình nổi. Sau khi ra trường có thể công tác tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và quản lý liên quan đến tàu thủy. Cũng như tiếp tục học sau đại học ở trong và ngoài nước. 

Mục tiêu cụ thể của ngành kỹ thuật tàu thủy

Mục tiêu đào tạo của ngành kỹ thuật này chính là trang bị các sinh viên những kiến thức chuyên môn sau:

  • Về lý thuyết: Sinh viên cần nắm vững các kiến thức chuyên ngành trên nền tảng và các kiến thức cơ bản về toán học, khoa học và kỹ thuật.
  • Trong thực tế: Sinh viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng thực hành đại cương,. Cơ sở và chuyên ngành được học ở phần lý thuyết áp dụng vào thực tế. Sau đó, thiết kế và đóng mới các loại tàu thuỷ, các công trình nổi kết hợp với việc sử dụng hiệu quả các phương pháp tính toán hiện đại trong công nghệ thiết kế.
  • Đồng thời, có khả năng làm việc tập thể, nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án. Cũng như ứng dụng kiến thức được đào tạo vào hoạt động sản xuất và đời sống. Đồng thời, có khả năng tự học để nâng cao trình độ cho bản thân.
  • Sau cùng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Cũng như có ý thức phục vụ nhân dân. Đặc biệt, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ trong thực tế của chuyên ngành.

Học ngành kỹ thuật tàu thủy thi khối gì?

Học ngành kỹ thuật tàu thủy thi khối gì?

Học ngành kỹ thuật tàu thủy thi khối gì?

Ngành kỹ thuật tàu thủy hiện xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học).
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh).
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý).
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh).

Trường nào đào tạo ngành kỹ thuật tàu thủy?

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành kỹ thuật tàu thủy uy tín hiện nay.

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Bách khoa Hà Nội.

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.
  • Đại học Nha Trang.

Khu vực miền Nam

  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM.
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM.

Tố chất cần có để học ngành kỹ thuật tàu thủy

Để có thể học tốt chuyên ngành kỹ thuật này, bạn cần phải thực sự đam mê với nghề. Ngoài ra, bạn cũng cần phải có một số tố chất như:

Tố chất cần có để học ngành kỹ thuật tàu thủy

Tố chất cần có để học ngành kỹ thuật tàu thủy

  • Khả năng nghiên cứu, đánh giá.
  • Khả năng phân tích, tổng hợp và phải nghiêm túc trong công việc
  • Có tính tỉ mỉ, nhẫn nại. Cùng khả năng thiết kế, thực hiện và triển khai các dự án
  • Có thể nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp. Cũng như tham mưu, đề xuất và xây dựng các dự án trong lĩnh vực công nghiệp tàu thủy.
  • Đặc biệt, bạn cần phải chịu được áp lực cao về công việc, môi trường làm việc.
  • Đặc biệt, sức khỏe thể lực tốt.
  • Thêm vào đó là khả năng nghe, đọc, tra cứu tài liệu liên quan đến ngành.
  • Khả năng sử dụng kỹ thuật công nghệ vào công việc.
  • Thêm vào đó là kỹ năng lãnh đạo, điều hành.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.

Điểm chuẩn của ngành kỹ thuật tàu thủy là bao nhiêu?

Có rất nhiều bạn đang tìm hiểu về ngành học này thắc mắc là điểm chuẩn để vào ngành kỹ thuật tàu thủy là bao nhiêu? Để có thể biết được mình có cơ hội trúng tuyển vào các trường có cao không?

Thực tế, điểm chuẩn cho ngành này có nhiều mức khác nhau. Tùy từng trường, có những trường chỉ lấy từ 15 điểm có trường lấy 26.5 điểm. Với những ai xét tuyển theo bài thi đánh giá năng lực thì mức điểm sẽ khoảng 800 điểm. 

Từ đó có thể thấy, việc xét tuyển vào ngành kỹ thuật tàu thủy cũng không quá khó. Nhưng để lựa chọn được trường học tốt, đúng như ý muốn và nguyện vọng của mình. Bạn cần cố gắng, nỗ lực học tập và đạt được mức điểm cao nhất.

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật tàu thủy gồm những gì?

Đối với ngành kỹ thuật tàu thủy, tùy từng trường bạn chọn học sẽ có chương trình đào tạo riêng. Tuy nhiên, tất cả sẽ tập trung vào các kiến thức như sau: Cung cấp, đào tạo sinh viên những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về thiết kế tàu thủy, công trình nổi, cơ khí động lực…

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật tàu thủy gồm những gì?

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật tàu thủy gồm những gì?

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức liên quan đến nguyên lý toán – Lý- Hóa. Ngành học kỹ thuật tàu thủy cung cấp các kiến thức chuyên môn sâu về máy động lực tàu thủy, kết cấu, thiết bị, quản lý dự án. Các phương tiện vận tải, kỹ thuật hàn tàu thủy.

Đào tạo các kiến thức về cơ khí và chế tạo cho sinh viên. Do đó, khi theo học ngành này sẽ được dạy về phương pháp tổ chức quản lý sản xuất công nghệ đóng tàu. Điều kiện tự động tàu thủy, trang bị điện…

Ngoài ra, còn được trang bị về thiết kế, kỹ thuật tàu cao tốc, năng lượng tàu thủy, máy động lực tàu thủy… Đồng thời, được đào tạo trong chương trình của ngành. Đào tạo kiến thức về tin học ứng dụng trong thiết kế, đóng tàu. Trong chương trình học ngành kỹ thuật tàu thủy, các sinh viên phải học các môn sau:

Các môn học đại cương

  • Triết học Mác – Lênin.
  • Kinh tế chính trị Mác – Lênin.
  • Chủ nghĩa Xã hội Khoa học.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Tiếng Anh.
  • Tin học.
  • Giáo dục thể chất 1, 2.
  • Giáo dục quốc phòng – An ninh.

Các môn học chuyên ngành

  • Nhập môn kỹ thuật Tàu thủy.
  • Đồ họa kỹ thuật I.
  • Đồ họa kỹ thuật II.
  • Sức bền vật liệu.
  • Nguyên lý máy.
  • Kỹ thuật điện.
  • Kỹ thuật điện tử.
  • Vật liệu kim loại.
  • Vật liệu chất dẻo và composite.
  • Chi tiết máy.
  • Dung sai và kỹ thuật đo.
  • Công nghệ chế tạo máy.
  • Đồ án chi tiết máy.
  • Kỹ thuật thủy khí.
  • Kỹ thuật nhiệt.
  • Cơ học kết cấu.
  • Công nghệ hàn.
  • Kỹ thuật điều khiển tự động.
  • Máy thủy khí.
  • Lý thuyết tàu thủy.
  • Kết cấu tàu thủy.
  • Trang bị động lực tàu thủy.
  • Thiết kế tàu thủy.
  • Công nghệ đóng tàu.
  • Đồ án chuyên ngành thiết kế tàu thủy.
  • Hệ thống tàu thủy.
  • Thiết bị tàu thủy.
  • Dao động tàu thủy.
  • Chân vịt tàu thủy.
  • Công ước và quy phạm hàng hải.
  • Ổn định và điều khiển tàu thủy.
  • Thủy động lực học tàu thủy (BTL).
  • Vẽ tàu.
  • Thực tập kỹ thuật.
  • Đồ án tốt nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật tàu thủy ra trường sẽ làm gì?

Sau khi học xong, tốt nghiệp ngành kỹ thuật tàu thủy có thể thực hiện các công việc như sau:

Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật tàu thủy ra trường sẽ làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật tàu thủy ra trường sẽ làm gì?

  • Quản đốc, kỹ sư công nghệ, chuyên gia kỹ thuật tại công ty, nhà máy chế tạo, đóng mới – sửa chữa tàu thủy như: Công ty đóng tàu Sông Thu, công ty đóng tàu Dung Quất, công ty đóng tàu Sơn Hải, công ty đóng tàu Hạ Long…
  • Kỹ sư thiết kế trong các Trung tâm, công ty và Viện thiết kế tàu thủy: Điển hình như: Công ty TNHH Tư vấn và thiết kế Tàu thủy DELTA, Công ty Thiết kế và dịch vụ kỹ thuật tàu thủy Việt Hàn…
  • Đăng kiểm viên trong tổ chức đăng kiểm như: Cục đăng kiểm Việt Nam, chi cục đăng kiểm Hải Hưng, chi cục đăng kiểm số 15…
  • Kỹ sư, nhân viên kỹ thuật trong các đơn vị liên quan như: Công ty bảo hiểm, công ty vận tải đường biển…
  • Giảng viên: Giảng dạy các môn chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Mức lương dành cho ngành kỹ thuật tàu thủy hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay, mức thu nhập trung bình của ngành kỹ thuật tàu thủy mà chúng tôi tổng hợp được như sau:

  • Mức lương thấp nhất thường dành cho thủy thủ, thợ máy của tàu nội địa vào khoảng 7 đến 8 triệu đồng/ tháng.
  • Mức lương sẽ được tăng dần. Tùy vào từng chức danh như: 
  • Sĩ quan là 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng/ tháng.
  • Thuyền trưởng từ 50 triệu đồng đến 80 triệu đồng/ tháng. Thậm chí còn cao hơn tùy từng tàu và công ty.
  • Với các chủ tàu nước ngoài:
  • Thủy thủ khoảng 20 – 30 triệu đồng.
  • cao nhất là thuyền trưởng, máy trưởng có thể 5.000 – 8.000 USD hoặc hơn.

Lời kết

Qua những thông tin về ngành kỹ thuật tàu thủy trên, bạn đã biết được ngành kỹ thuật này cần học những môn gì? Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật tàu thủy sau khi ra trường là bao nhiêu?…Hy vọng với những thông tin có trong bài viết đã giải đáp được cho bạn những thông tin quan trọng về ngành học này. Chúc bạn thành công!

x-brand.net

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các giao dịch ngoại hối, chứng khoán cổ phiếu luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Bạn chỉ nên bắt đầu giao dịch nếu bạn nhận thức được và chấp nhận rủi ro này. Thông tin trình bày trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi  không khuyến khích hay kêu gọi đầu tư. 

© 2022 by x-brand.net