Ngành Kỹ thuật thực phẩm là gì? Học gì? Ra trường làm gì?

Ngành kỹ thuật thực phẩm là gì? Học xong ra trường sẽ làm gì? Cơ hội nghề nghiệp hiện tại mà nghề này hiện nay ra sao? Mức lương có ổn định không?… Đó là những thắc mắc và vấn đề bạn muốn biết về ngành công nghệ thực phẩm? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết ngắn dưới đây của x.brand.net bạn nhé. Tất cả những thắc mắc trên đều được giải đáp trong nội dung bài viết này, cùng theo dõi bạn nhé.

Ngành kỹ thuật thực phẩm là gì?

Nói một cách dễ hiểu, ngành kỹ thuật thực phẩm là ngành chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất thực phẩm. Ở các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm hay các trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực thực phẩm.

Ngành kỹ thuật thực phẩm là gì?

Ngành kỹ thuật thực phẩm là gì?

Ngành kỹ thuật thực phẩm sẽ cung cấp các kiến thức về các vấn đề xoay quanh về chế biến, bảo quản nông sản. Đồng thời, thực hiện việc đánh giá, kiểm tra chất lượng các sản phẩm trong suốt quá trình chế biến thực phẩm. Vận hành dây chuyền sản xuất, bảo quản, phát triển sản phẩm mới. Tạo chuyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm và hóa học, dược phẩm…

Hơn nữa, tính ứng dụng của ngành kỹ thuật thực phẩm đa dạng. Bởi bất cứ cái gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm… đều có thể ứng dụng những kiến thức của chuyên ngành này.

Các trường đại học xét tuyển ngành kỹ thuật thực phẩm như thế nào?

Theo quy định của bộ GD&ĐT, mỗi ngành học được xét tuyển tối đa 4 tổ hợp môn. Trong đó, có những trường chỉ dành 1 đến 2 tổ hợp môn xét tuyển với ngành kỹ thuật thực phẩm. Nhưng cũng cùng một chuyên ngành công nghệ thực phẩm nhưng lại xét tuyển đến 4 tổ hợp môn nhằm mang lại nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho thí sinh.

Các trường đại học xét tuyển ngành kỹ thuật thực phẩm như thế nào?

Các trường đại học xét tuyển ngành kỹ thuật thực phẩm như thế nào?

Trong đó, nổi bật có trường Yersin Đà Lạt dẫn đầu về chất lượng đào tạo ngành kỹ thuật thực phẩm. Mấy năm trở lại đây trường đã xét tuyển với 4 tổ hợp môn như sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học).
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học).
  • C08 (Ngữ Văn, Hóa học, Sinh học).
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).

Ngoài trường Yersin, tại Việt Nam còn có một số trường đại học khác đang đào tạo chuyên ngành kỹ thuật này. Điển hình như:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
  • Đại học Nông Lâm TP.HCM.
  • Đại học Công nghệ TP.HCM.
  • Đại học Nông Lâm Bắc Giang.
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.
  • Đại học Bách khoa Hà Nội, v.v.

Nếu bạn muốn chi tiết hơn về các hình thức xét tuyển của trường. Có thể liên hệ đến trường đại học gần mình nhất để có được thông tin hữu ích trước khi tham gia học chuyên ngành kỹ thuật thực phẩm tại trường bạn nhé.

Cách hình thức xét tuyển ngành kỹ thuật thực phẩm

Hiện tại, gần như toàn bộ các trường đại học, cao đẳng. Đều thực hiện tuyển sinh theo hình thức nhận hồ sơ xét tuyển của các thí sinh vào đại học, cao đẳng chính quy, theo nhiều phương thức khác nhau. Nhưng tiêu biểu hơn cả là 5 hình thức dưới đây:

Cách hình thức xét tuyển ngành kỹ thuật thực phẩm

Cách hình thức xét tuyển ngành kỹ thuật thực phẩm

  • Phương thức 1 Xét tuyển học bạ THPT: Đây là một trong những hình thức xét tuyển phổ biến nhất hiện nay và được đông đảo các trường đại học, cao đẳng áp dụng. Đây cũng là hình thức tuyển sinh được các trường triển khai sớm nhất, giúp cho các thí sinh có thể nắm bắt cơ hội trúng tuyển nhanh hơn.
  • Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
  • Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học.
  • Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia.
  • Phương thức 5: Xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Vì thế, cơ hội để học ngành kỹ thuật thực phẩm không hề khó. Nó được mở rộng và tạo cơ hội nghề nghiệp cho các sinh viên luôn rộng mở.

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật thực phẩm sẽ học những môn gì?

Tính đến thời điểm hiện tại, trong suốt quá trình theo học. Sinh viên học chuyên ngành kỹ thuật thực phẩm sẽ học những bộ môn như sau:

  • Dinh dưỡng.
  • Hóa sinh học thực phẩm.
  • Vi sinh học thực phẩm.
  • Quản lý chất lượng.
  • An toàn thực phẩm.
  • Phân tích thực phẩm.
  • Công nghệ chế biến.
  • Công nghệ sinh học thực phẩm.
  • Phát triển sản phẩm…

Ngành kỹ thuật thực phẩm có gì đặc biệt hơn so với những ngành kỹ thuật khác?

Khi theo học ngành kỹ thuật thực phẩm, các sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức trọng yếu về nguyên liệu hóa sinh. Cũng như biết được cách áp dụng chúng để tạo ra các sản phẩm thực phẩm, về thiết lập và quản lý hệ thống công nghệ. Sinh viên có thể chọn một trong 3 chuyên ngành như:

Ngành kỹ thuật thực phẩm có gì đặc biệt hơn so với những ngành kỹ thuật khác?

Ngành kỹ thuật thực phẩm có gì đặc biệt hơn so với những ngành kỹ thuật khác?

Chuyên ngành quản lý chất lượng

Với môn học này, sinh viên sẽ được học cách kiểm soát một hệ thống sản xuất và công nghệ. Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời, cam kết chất lượng đạt chuẩn yêu cầu về chuyên môn.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo kiến thức quản lý chất lượng sản phẩm. Từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm đầu ra. Thậm chí là trong suốt quá trình tiêu thụ. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất và hạn chế những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình sản xuất.

Chuyên ngành công nghệ thực phẩm

Chuyên ngành này chủ yếu tập trung vào các kiến thức về kỹ thuật trong công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm. Công nghệ sau thu hoạch, công nghệ kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Chuyên ngành quá trình và thiết bị công nghệ thực phẩm

Với chuyên ngành này, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu hơn về việc thiết kế và vận hành những thiết bị chuyển khối. Truyền nhiệt, hệ thống lạnh, hệ cơ khí… Trong việc cung ứng vào quá trình chế biến và sản xuất thực phẩm, sinh học.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo về hệ thống điều khiển và đo lường tự động. Hệ thống giám sát và xử lý dữ liệu… Ứng dụng trong chế biến thực phẩm.

Hiện nay, chuyên ngành kỹ thuật thực phẩm có ba chương trình đào tạo bao gồm: Hệ cử nhân thời gian học là 4 năm, hệ kỹ sư thời gian học là 5 năm và hệ tích hợp cử nhân – thạc sĩ thời gian học là 5.5 năm.

Học ngành kỹ thuật thực phẩm ra trường làm gì?

Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành kỹ thuật thực phẩm. Có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, đơn vị có liên quan đến chế biến lương thực, thực phẩm (thịt, cá, sữa, cà phê, đồ hộp, chè…) 

Học ngành kỹ thuật thực phẩm ra trường làm gì?

Học ngành kỹ thuật thực phẩm ra trường làm gì?

Vệ sinh an toàn thực phẩm, mua bán xuất nhập khẩu, phỏng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ y tế, bộ công thương…

Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế. Làm việc tại các bộ phận liên quan đến việc bảo đảm chất lượng, kiểm nghiệm… của các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế, y tế dự phòng… Ngành công nghệ thực phẩm với cơ hội việc làm đa dạng. 

Cụ thể, công việc của một kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật thực phẩm như sau:

  • Nhân viên kiểm định chất lượng (QA).
  • Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (QC).
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D).
  • Kỹ sư công nghệ thực phẩm.
  • Kỹ sư sản xuất (Production engineer).
  • Nhân viên bếp.
  • Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist).
  • Kỹ thuật viên sản xuất.
  • Nhân viên phòng thí nghiệm (Laboratory staff).
  • Nhân viên bộ phận thu mua.
  • Nhân viên vận hành máy.
  • Giám sát viên sản xuất (Production supervisor).
  • Trình dược viên…

Tố chất cần có để trở thành kỹ sư ngành kỹ thuật thực phẩm

Ngoài việc đam mê và yêu thích với nghề, các sinh viên ngành kỹ thuật thực phẩm cần có một số tố chất và kỹ năng sau:

  • Có tư duy sáng tạo, khả năng phân tích.
  • Thích tìm tòi và nghiên cứu.
  • Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao.
  • Nhạy bén khi nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu khách hàng…

Mức lương cho sinh viên sau khi ra trường ngành kỹ thuật thực phẩm là bao nhiêu?

Mức lương cho sinh viên sau khi ra trường ngành kỹ thuật thực phẩm là bao nhiêu?

Mức lương cho sinh viên sau khi ra trường ngành kỹ thuật thực phẩm là bao nhiêu?

Nhìn chung, mức lương của ngành kỹ thuật công nghệ cao hay thấp còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, tay nghề của mỗi người. Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm nhiều thường được nhận vào làm tại các vị trí từ thấp đến cơ bản. 

Sau khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tuổi nghề cũng như chuyên môn cao. Thì cơ hội thăng tiến trong ngành cũng rất lớn, mức lương của các chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát bộ phận có thể lên đến 46 triệu đồng đến 70 triệu đồng/tháng.

Lời kết

Tuy ngành kỹ thuật thực phẩm không còn xa lạ nhưng nó vẫn là một trong những ngành tiềm năng phát triển. Nếu như bạn có đam mê với thực phẩm và muốn có cơ hội việc làm tốt, mức thu nhập cao thì có thể đây là lựa chọn tốt nhất cho bạn đấy.

Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích cũng như có cái nhìn toàn diện hơn về ngành kỹ thuật thực phẩm. Từ đó có được sự lựa chọn nghề nghiệp tốt nhất với mình. Chúc bạn thành công!

x-brand.net

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các giao dịch ngoại hối, chứng khoán cổ phiếu luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Bạn chỉ nên bắt đầu giao dịch nếu bạn nhận thức được và chấp nhận rủi ro này. Thông tin trình bày trên website chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi  không khuyến khích hay kêu gọi đầu tư. 

© 2022 by x-brand.net